Phác đồ điều trị máu nhiễm mỡ mới nhất hiện nay là gì?

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn lipid, bệnh mỡ máu, mỡ máu cao. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy phác đồ điều trị máu nhiễm mỡ mới nhất hiện nay là gì? Theo dõi bài viết sau cùng NESFACO để nắm được các kiến thức cơ bản về cách điều trị căn bệnh này nhé.

Nội dung chính

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?

Bệnh máu nhiễm mỡ được xác định bằng các chỉ số mỡ máu, cụ thể như sau:

  • LDL-cholesterol (cholesterol xấu), làm tích tụ cục máu đông và gây xơ vữa động mạch.
  • HDL-cholesterol (cholesterol tốt), giúp vận chuyển LDL-cholesterol đến gan, để đào thải khỏi cơ thể.
  • Triglycerid (còn gọi là chất béo trung tính): được tạo thành từ calo dư thừa tích tụ lại. Nếu chỉ số này tăng quá cao có thể gây  ra viêm tụy.
  • Cholesterol toàn phần =  0,2 x triglycerid +LDL-cholesterol + HDL-cholesterol
Bảng xét nghiệm chỉ số mỡ trong máu
Bảng xét nghiệm chỉ số mỡ trong máu

Rối loạn lipid máu xảy ra khi:

  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • HDL-cholesterol < 1,0 mmol/L.
  • Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu > 6,2 mmol/L.
  • Triglycerid > 2,3 mmol/L.

Máu nhiễm mỡ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh?

Máu nhiễm mỡ ban đầu thường tiến triển âm thầm và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị máu nhiễm mỡ kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch máu đến tim bị xơ vữa, không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho tim. Gây ra tình trạng tổn thương mô tim dẫn đến đau tim và nhồi máu cơ tim.

Máu nhiễm mỡ có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim đột ngột
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim đột ngột

Xơ vữa động mạch

Đây là biến chứng xảy ra khi LDL-cholesterol tích tụ và bám vào thành động mạch, hình thành các mảng bám. Theo thời gian, các mảng bám dày lên, khiến lòng mạch hẹp lại. Gây cản trở dòng máu chảy qua, từ đó dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh động mạch ngoại biên

Khi các mạch máu đến chi bị xơ vữa sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Khiến tay chân lạnh, tê bì, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ảnh hưởng đến gan

Gan nhiễm mỡ là một trong những biến chứng của bệnh mỡ máu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong.

Đột quỵ

Đây là biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi các mạch máu đến não bị xơ vữa. Hình thành cục máu đông đến não, khiến dòng máu không đến được não và làm chết các tế bào não, gây ra đột quỵ.

Đột quỵ là biến chứng nguy có thể xảy ra ở người bị mỡ máu cao
Đột quỵ là biến chứng nguy có thể xảy ra ở người bị mỡ máu cao

Phác đồ điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay

Theo các chuyên gia, để kiểm soát hiệu quả tình trạng rối loạn lipid máu, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể dục thể thao, cụ thể:

Thay đổi lối sống lành mạnh

Đây là phương pháp đầu tiên trong pháp đồ điều trị máu nhiễm mỡ mà các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng. Một số hướng dẫn mà bạn nên thực hiện theo:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều cholesterol như trứng, da, nội tạng động vật,… Tăng cường bổ sung các loại cá biển, rau xanh, hoa quả tươi vào trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia giúp giảm tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả.
  • Giảm cân và kiểm soát tốt cân nặng: Người béo phì, bị thừa cân, béo phì luôn có nguy cơ bị mỡ máu cao hơn người bình thường. Do vậy, bạn nên thực hiện chế độ giảm cân hợp lý để ngăn ngừa và cải thiện bệnh mỡ máu và các bệnh lý khác.
  • Tăng cường vận động và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày: Các bác sĩ khuyên người bị rối loạn lipid nên tập ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe,…
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ gây hại cho sức khỏe của bản thân và những xung quanh mình. Vì vậy, hãy bỏ thuốc để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện tình trạng mỡ máu
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện tình trạng mỡ máu

Xem thêm:

Sử dụng thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống trong 2 – 3 tháng không mang lại hiệu quả, cách điều trị rối loạn lipid máu được các bác sĩ chỉ định, đó là sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu. Cụ thể:

  • Nhóm Statin: Có tác dụng ức chế quá trình sản xuất lipid ở gan, từ đó giúp làm giảm mỡ máu. 
  • Nhóm Ezetimibe: Giúp ngăn chặn quá trình hấp thu lipid ở ruột, từ đó giúp giảm lipid máu hiệu quả.
  • Nhóm Fibrat: Có tác dụng làm giảm quá trình sinh tổng hợp cholesterol, đặc biệt là triglycerid, ưu tiên sử dụng cho người bệnh có nồng độ triglyceride cao.
Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ Statin
Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ Statin

Tuy nhiên, điều này điều trị rối loạn lipid bằng thuốc sẽ làm giảm lượng mỡ đến mô, tế bào, ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, tiêu cơ vân, hiệu quả học tập, làm việc không cao. Hơn nữa, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về bệnh cũng như phác đồ điều trị máu nhiễm mỡ mới nhất. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp với khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh và bảo vệ tốt sức khỏe của mình nhé.

Thông tin về SORION

CÔNG DỤNG:

  • Chống viêm, giảm mẩn ngứa
  • Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở người bị sẹo
  • Dưỡng ẩm, sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương

GIÁ BÁN

  • GIÁ BÁN: 310.000Đ/ TUÝP(Dùng được khoảng 1 tháng)

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Người bị sẹo lồi và phì đại, viêm da cơ địa, chàm, eczema, vảy nến, tổ đỉa, ngứa, nổi mẩn...

Đặc biệt, Sodermix không chứa Corticoid nên hoàn toàn có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.