Nguyên nhân gây bệnh mạch vành và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh động mạch vành là bệnh lý về tim mạch khá nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và xuất hiện ở cả người trẻ tuổi. Vậy bệnh tim mạch vành là gì? Nguyên nhân gây bệnh mạch vành, dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng tránh bệnh như thế nào? 

Nội dung chính

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành là bệnh do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa, dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu hụt dưỡng khí. Lượng máu và oxy đến tim bị suy giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim. 

Bệnh tim mạch vành do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa
Bệnh tim mạch vành do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa

Triệu chứng bệnh mạch vành sớm nhất

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất ở bệnh nhân đó là xuất hiện cơn đau thắt ngực. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành. Cơn đau có thể thoáng qua, gây khó thở nhưng cũng có khi bó chặt, đè ép trong lồng ngực. Đau ở phần tim, sau xương ức, giữa ngực hoặc lan lên vai, cổ, cánh tay bên trái.

Người mắc bệnh mạch vành có cảm giác hồi hộp và bị hụt hơi
Người mắc bệnh mạch vành có cảm giác hồi hộp và bị hụt hơi

Thời gian xuất hiện cơn đau thường ngắn, khoảng 10 đến 30 giây hoặc vài phút. Tuy nhiên, có một số trường hợp, cơn đau kéo dài trên 15 phút và không có dấu hiệu giảm thì có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Một số triệu chứng bệnh tim mạch vành khác:

  • Người mắc bệnh có cảm giác hồi hộp và bị hụt hơi.
  • Thường xuyên thấy chóng mặt, hoảng hốt.
  • Mệt ở phần ngực, thấy xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo triệu chứng buồn nôn.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Có nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Tuy nhiên chủ yếu nguyên nhân sẽ được chia thành 2 nhóm đó là:

Nhóm các yếu tố nguy cơ không thay đổi được

  • Về độ tuổi: Động mạch ở những người lớn tuổi sẽ rất dễ bị tổn thương và trở nên hẹp hơn.
  • Giới tính: Đối với nam giới thì có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch vành sẽ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc các bệnh này cao hơn.
Động mạch ở những người lớn tuổi sẽ rất dễ bị tổn thương
Động mạch ở những người lớn tuổi sẽ rất dễ bị tổn thương

Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

  • Cao huyết áp.
  • Hút thuốc lá, rượu bia.
  • Bị bệnh tiểu đường, kháng insulin.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Tăng lượng mỡ cholesterol máu cao.  
  • Lười vận động. 

Điều trị bệnh động mạch vành và giảm biến chứng nguy hiểm

Mỗi khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng mọi hoạt động gắng sức và vận động mạnh. Sử dụng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc dạng xịt dưới lưỡi và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định hướng điều trị chuyên khoa phù hợp khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn.

Điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bệnh mạch vành có 2 phương pháp:

Điều trị nội khoa

Sử dụng một hoặc kết hợp vài loại thuốc điều trị như thuốc chống kết vón tiểu cầu (plavix, aspirin), thuốc chẹn kênh calci (amlodipin, tildiem…), thuốc ức chế thụ thể beta (betaloc, tenormin,…), thuốc hạ cholesterol máu (nhóm statin như crestor, zocor, lipitor…), nhóm fibrat (lipanthyl, lopid…). Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đơn và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch, điều trị tốt tăng huyết áp, bệnh tiểu đường.

Điều trị can thiệp (gồm can thiệp hoặc phẫu thuật)

Điều trị can thiệp động mạch vành qua da: Nong đoạn động mạch vành bị hẹp, đặt stent để giúp lưu thông máu trở lại bình thường. Sau đó giải quyết tình trạng tắc nghẽn do mảng xơ vữa, giảm đau thắt và nguy cơ nhồi máu cơ tim mà không cần mổ. 

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch, sau đó nối nguồn cung cấp máu đến động mạch vành phía sau đoạn mạch vành bị hẹp. Tĩnh mạch, động mạch cần ghép có thể lấy ở cổ tay, chân, động mạch vú bên trong thành ngực. 

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

Có một lối sống lành mạnh giúp cho bạn phòng ngừa và cải thiện được các nguyên nhân gây bệnh mạch vành và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Theo đó, người bệnh nên lưu ý: 

  • Bỏ thuốc lá và hạn chế việc sử dụng rượu bia. 
  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…và giảm ăn đồ mặn hoặc các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, các môn nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga,…30 phút mỗi ngày. 
  • Nếu béo phì, thừa cân bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm về cân nặng lý tưởng. 
  •  Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý như đái tháo đường, mỡ máu, tăng huyết áp. 
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh. 
  • Khám sức khỏe theo định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường ở tim cũng như những nguyên nhân gây bệnh mạch vành tiềm ẩn. 
Hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh hiểu rõ và quyết tâm thay đổi những thói quen không tốt.. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy gọi tới số điện thoại 0938.786.025 hoặc truy cập vào website NESFACO  để được chuyên gia giải đáp.

Thông tin về SORION

CÔNG DỤNG:

  • Chống viêm, giảm mẩn ngứa
  • Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở người bị sẹo
  • Dưỡng ẩm, sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương

GIÁ BÁN

  • GIÁ BÁN: 310.000Đ/ TUÝP(Dùng được khoảng 1 tháng)

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Người bị sẹo lồi và phì đại, viêm da cơ địa, chàm, eczema, vảy nến, tổ đỉa, ngứa, nổi mẩn...

Đặc biệt, Sodermix không chứa Corticoid nên hoàn toàn có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.