Máu nhiễm mỡ là bệnh lý mà lượng mỡ trong máu cao hơn mức bình thường, gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị sớm, sẽ dẫn đến các căn bệnh khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và cao huyết áp. Hiện nay, theo thống kê thì máu nhiễm mỡ đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Bài viết hôm nay, Nesfaco sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh này chi tiết nhất!
Nội dung chính
Bệnh lý máu nhiễm mỡ là gì?
Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn được gọi là bệnh mỡ máu, đây chính là tình trạng mà chỉ số lipid trong máu đã vượt quá mức cho phép. Lipid là một trong ba chất dinh dưỡng chính của cơ thể, gồm có Protein (chất đạm), Glucid (chất bột đường) và Lipid (mỡ). Khi xét nghiệm máu, ngoài Lipid ra bác sĩ sẽ còn đánh giá thông qua các chỉ số khác như Cholesterol, Triglycerid,… nếu các chỉ số này cũng cao hơn mức bình thường thì được gọi là mỡ máu cao.

Chỉ số Cholesterol cao chính là nguyên nhân đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu. Khi cơ thể có lượng Cholesterol vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng như cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch máu não, gia tăng nguy cơ bị suy tim và đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý máu nhiễm mỡ
Căn bệnh máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở những người có độ tuổi trung niên, tuy nhiên do ảnh hưởng từ lối sống thiếu lành mạnh, độ tuổi của bệnh nhân mắc bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa. Các nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mỡ máu cao gồm có:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này là do bệnh nhân đã sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ như thịt bò, thịt bê, trứng, sữa,… chứa nhiều chất béo bão hòa. Cùng với đó là những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa bơ, cacao, dầu dừa cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu bệnh nhân thường xuyên nạp vào cơ thể những loại thực phẩm như trên sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý máu nhiễm mỡ.

Ảnh hưởng giới tính và tuổi tác
Phái nữ trong độ tuổi từ 15 – 45 tuổi thường có chỉ số Triglyceride thấp, tuy nhiên khi bắt đầu tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, chỉ số Cholesterol xấu và Triglyceride sẽ tăng cao nhanh chóng. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen (nội tiết tố nữ) ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các động mạch máu.
Thể trạng béo phì
Những người bị béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh máu nhiễm mỡ nhiều hơn, bởi vì hàm lượng Cholesterol xấu có nhiều trong máu. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở vùng bụng và các cơ quan nội tạng đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như hoạt động của cơ thể người bệnh.
Không vận động – tập thể dục
Khi bệnh nhân ít vận động, tập thể dục sẽ làm tăng nồng độ Lipoprotein và giảm nồng độ Cholesterol tốt trong máu. Do đó, nếu bạn không vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm nhiều ở một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh lý máu nhiễm mỡ là rất cao.
Tâm trạng căng thẳng – Stress kéo dài
Một trong những nguyên nhân chính tạo ra bệnh máu nhiễm mỡ chính là tâm trạng áp lực, stress kéo dài. Khi gặp phải tình trạng này, thì cơ thể bạn sẽ có xu hướng thèm ăn, đặc biệt là những thực phẩm ngọt chứa nhiều đường và lười vận động hơn. Hơn nữa, khi mệt mỏi và áp lực khá nhiều người đã sử dụng chất kích thích, uống bia rượu khiến cho nồng độ Cholesterol xấu trong máu tăng cao.

Di truyền từ người thân
Tại một vài trường hợp, máu nhiễm mỡ cũng có thể bị di truyền từ người thân. Nếu trong gia đình của bạn, ông bà hoặc bố mẹ mắc bệnh máu nhiễm mỡ thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người khác.
Biến chứng từ các bệnh lý khác
Các bệnh nhân mắc phải rối loạn tuyến giáp, tiểu đường hoặc cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ nhiều hơn.
Những triệu chứng của bệnh lý máu nhiễm mỡ
Thông thường, căn bệnh máu nhiễm mỡ không có các triệu chứng rõ ràng và cụ thể. Đa số, mọi người thường phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã tiến triển tại giai đoạn nặng. Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và gây ra các tổn thương cho các cơ quan nội tạng, những triệu chứng điển hình của bệnh khi xuất hiện mà bạn có thể lưu ý như sau:
Đau đầu – chóng mặt
Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là vì các mạch máu não đã bị xơ hóa và hình thành các mảng mỡ bám ở bên trong thành động mạch. Dẫn đến việc lưu thông của máu đến não trở nên khó khăn hơn, lượng máu đến não không đủ để hoạt động nên gây ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt và chóng mặt. Tuy nhiên, triệu chứng này khá thông thường nên đa số người bệnh thường không chú ý tới.

Ăn uống khó tiêu
Nồng độ Cholesterol trong máu cao làm cho người bệnh sẽ cảm thấy khó tiêu và hay bị táo bón. Chất béo dư thừa ở máu và gan khiến quá trình trao đổi chất bị chậm, đặc biệt là khi ăn uống thực phẩm quá nhiều dầu mỡ.
Tê bì chân tay
Mạch máu bị tắc nghẽn do chỉ số Cholesterol tăng cao làm cho máu khó lưu thông đến chân tay. Chính vì vậy sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy tê bì chân tay. Bạn cần chú ý khi cơ thể hay xuất hiện triệu chứng tê bì chân khi ngồi lâu hoặc không vận động.
Đau ngực, tim đập nhanh
Là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh máu nhiễm mỡ, vì có thể dẫn đến đột quỵ. Các mảng xơ vữa được hình thành từ Lipid tại thành mạch máu di chuyển đến tim của bạn bị tắc nghẽn, sẽ làm trì hoãn việc co bóp của tim.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý máu nhiễm mỡ
Nếu bạn không phát hiện ra bệnh và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bệnh viêm tụy: Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà máu nhiễm mỡ gây ra. Do nồng độ Cholesterol tăng cao làm cho vùng tuyến tụy bị sưng vù, từ đó xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, đi vệ sinh nhiều,… có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Đái tháo đường: Căn bệnh máu nhiễm mỡ và đái tháo đường liên kết chặt chẽ với nhau, nếu bị một trong hai bệnh lý này chắc chắn sẽ mắc thêm căn bệnh còn lại.
- Huyết áp cao: Việc tăng Lipid cao trong máu làm hình thành nên các mảng xơ vữa và tạo ra các cục máu đông, ngăn cản quá trình lưu thông của máu. Khiến cho áp suất máu tăng lên dẫn đến căn bệnh huyết áp cao.
- Suy giảm chức năng gan: Nồng độ Triglyceride tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn, suy giảm chức năng gan nhanh chóng.
- Tai biến mạch máu não: Các mảng xơ vữa hình thành tại mạch máu do nồng độ Cholesterol và Triglycerid tăng cao nên ảnh hưởng đến việc máu lưu thông đến não bộ. Chính vì vậy, bệnh nhân máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ cao tai biến mạch máu não hơn sơ với mọi người.

Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ tại nhà
Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện ra bệnh máu nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thì việc điều trị tương đối dễ dàng. Chủ yếu dựa vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách lành mạnh và khoa học sẽ nhanh chóng giảm nồng độ Lipid và Cholesterol xấu trong máu. Bệnh nhân có thể áp dụng các cách điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà như sau.
Bổ sung thực phẩm lành mạnh
Khi áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất Omega – 3 như là cá hồi, cá thu, hạt hạnh nhân và quả óc chó đem lại nhiều lợi ích tốt cho tim mạch, giảm huyết áp cao. Ăn những thực phẩm như đậu hà lan, hạt yến mạch, lê và táo vì chứa nhiều chất xơ hòa tan làm giảm sự hấp thu Cholesterol xấu vào máu.
Ngoài ra, nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng Cholesterol thấp như rau xanh, nấm hương, bí đỏ và lạc,… đối với việc bổ sung chất đạm cho cơ thể, thì bệnh nhân nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da, thịt cá. Tuyệt đối không nên ăn tối vì cơ thể sẽ khó tiêu hóa, sẽ làm Cholesterol xấu đọng lại trên thành động mạch hình thành nên xơ vữa động mạch.

Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập Yoga giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nhờ khả năng làm giảm Cholesterol LDL. Từ đó giúp bạn nâng cao sức khỏe, tinh thần thư giãn và thoải hơn đẩy lùi được nhiều bệnh lý. Vì thế, bạn có thể đăng ký đi tập Yoga mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút để điều trị bệnh mỡ nhiễm máu hiệu quả.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn điều trị bằng cách đi bộ, vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả cao. Đây là cách tập luyện tốt cho sức khỏe, đi bộ thường xuyên với nhịp điệu nhanh sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu và đốt cháy lượng lớn calo và các mô mỡ.
Từ bỏ các sinh hoạt không lành mạnh
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính khiến cho lượng mỡ trong cơ thể khó đào thải ra ngoài, làm tăng nguy cơ tình trạng mỡ thừa trong máu. Uống quá nhiều bia rượu, sẽ làm tăng Cholesterol toàn phần và chất béo trung tính, tăng huyết áp, làm tổn thương gan và bệnh lý tim mạch khác.
Những món ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, chất béo cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm bệnh máu nhiễm mỡ trở nên nặng hơn, gây ra biến chứng các bệnh như tiểu đường, tim mạch. Vì vậy, bạn nên bổ sung các món ăn được chế biến bằng cách hấp hoặc luộc để thay thế.
Đồng thời, việc tiêu thụ thực phẩm có nhiều muối sẽ khiến tăng huyết áp và tim đập nhanh. Người bệnh máu nhiễm mỡ cao thường bị các bệnh lý liên quan về tim mạch. Nếu không hạn chế việc ăn nhiều muối sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, bạn nên hạn chế các thực phẩm như dưa muối, thức ăn đóng hộp,… để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Những người ít vận động, hay ngồi và nằm nhiều sẽ làm cho cơ thể càng không đào thải được lượng Lipid và Cholesterol xấu trong máu. Thói quen vận động đều đặn sẽ giúp đốt cháy calo, kiểm soát Cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tham khảo thêm:
- Tất tần tật các nguyên nhân xơ vữa động mạch phổ biến nhất
- Cách phân biệt LDL cholesterol và HDL cholesterol
Lời kết:
Bệnh máu nhiễm mỡ nếu bệnh nhân không điều trị sớm sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với những cách điều trị và kiểm soát bệnh mỡ trong máu hiệu quả đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và các thông tin liên quan về căn bệnh này. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên hệ với Nesfaco qua website benhmomau.com.vn, chúng tôi sẽ có đội ngũ tư vấn và giải đáp chi tiết cho bạn!
Thông tin về SORION

CÔNG DỤNG:
- Chống viêm, giảm mẩn ngứa
- Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở người bị sẹo
- Dưỡng ẩm, sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương
GIÁ BÁN
- GIÁ BÁN: 310.000Đ/ TUÝP(Dùng được khoảng 1 tháng)
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người bị sẹo lồi và phì đại, viêm da cơ địa, chàm, eczema, vảy nến, tổ đỉa, ngứa, nổi mẩn...
Đặc biệt, Sodermix không chứa Corticoid nên hoàn toàn có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.