Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, khi lượng Lipid trong máu tăng cao sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Vậy rối loạn Lipid là gì? Cách kiểm soát Lipid máu tốt nhất là gì? Hãy cùng Nesfaco đi tìm câu trả lời chính xác và chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Rối loạn Lipid máu là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về cách kiểm soát Lipid máu bạn cần biết rối loạn Lipid máu là gì? Rối loạn Lipid máu là tình trạng bệnh lý có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn hoặc tăng triglycerid, hoặc tăng LDL-c hay giảm HDL-c…. Căn bệnh này thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh khác như tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.

Hàm lượng Lipid máu tăng cao khi nào?
Để biết chính xác bạn có bị rối loạn Lipid máu hay không, cần phải căn cứ vào 4 chỉ số mỡ máu là: Cholesterol toàn phần, Triglyceride (chất béo trung tính), HDL- Cholesterol và LDL- Cholesterol. Mỗi chỉ số này đều có những chỉ số an toàn mà bạn cần duy trì chúng để đảm bảo sức khỏe. Nếu các chỉ số vượt quá mức an toàn có thể gây hại cho cơ thể. Các chỉ số vượt quá mức an toàn có chỉ số như sau thì có thể gây hại cho cơ thể.
- Đối với Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.
- Triglyceride > 2,2 mmol/ L
- Với LDL- C > 3,3 mmol/L
- HDL- C < 1,3 mmol/L
Vậy làm thế nào để kiểm soát tốt các chỉ số này và đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và áp dụng các phương pháp sau đây:
Một số cách kiểm soát Lipid máu cao
Mục đích của việc cải thiện rối loạn Lipid máu chính là làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol trong máu. Chính điều này giúp làm ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa, ngăn ngừa các các biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Nhằm kiểm soát được tình trạng Lipid máu ổn định hơn. Cụ thể:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một trong những cách kiểm soát Lipid máu tốt nhất chính là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống vô cùng quan trọng đối với người bệnh bị rối loạn Lipid máu. Cần có những chế độ ăn lành mạnh bao gồm:

- Cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và Cholesterol như: mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,… Thay vào đó là các thực phẩm có chất béo lành mạnh từ dầu thực vật đến từ tự nhiên như: Dầu thực vật, ô liu, dầu đậu nành,… hay các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi,…
- Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa chuyển hóa nhanh. Các chất này thường có trong các đồ chiên xào, bơ thực vật hay các loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn như: bánh, kẹo, bim bim,…
- Nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa nguồn đạm tốt có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol toàn phần như: thịt nạc trắng có trong gà, cá và các sản phẩm chế biến từ đậu nành.
- Bổ sung thêm các chất xơ và vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Vì các sản phẩm này giúp cơ thể chống lại các Cholesterol xấu.
- Thay thế tinh bột như gạo trắng, bánh mì trắng bằng gạo lứt, yến mạch hay bánh mì đen và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Người bị tăng Lipid máu có thể lựa chọn các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, các bài tập thể dục tại chỗ,… Đặc biệt, là đối với những người làm công việc văn phòng, mang tính chất phải ngồi nhiều ít có thời gian vận động. Cần sắp xếp thời gian tập luyện sao cho phù hợp để làm giảm LDL- Cholesterol trong máu, ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch.

Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân, làm tăng sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể như: Bơi lội, chạy xe, đi bộ nhanh,… Ngoài ra, ưu tiên các bài tập Cardio, có cường độ nhẹ nhưng tập trong thời gian dài. Vì chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể vô cùng tốt cho hệ tim mạch.
Thời gian luyện tập tối thiểu là 30 phút mỗi ngày và cố gắng duy trì ít nhất 5 buổi/ tuần để mang lại hiệu quả cao.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho hợp lý
Hiện tượng tăng Lipid máu chính là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và suy thận,… Chính vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát tốt hàm lượng Lipid trong cơ thể cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như:
- Cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích có cồn như: Bia rượu, café,…
- Đi ngủ đúng giờ.
- Uống nhiều nước.
- Không nên làm việc quá sức dẫn tới căng thẳng và Stress.
Sử dụng thuốc Tây
Khi người bệnh đã có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý mà không làm giảm được rối loạn Lipid trong máu bắt buộc phải có sự can thiệp của thuốc Tây. Việc sử dụng thuốc Tây cũng vô cùng đơn giản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sử dụng sao cho phù hợp. Tuy nhiên bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp để cải thiện bệnh nhanh nhất.
Tham khảo thêm:
- Chữa máu nhiễm mỡ bằng cần tây đơn giản và hiệu quả
- Phương pháp chữa máu nhiễm mỡ bằng diện chẩn hiệu quả và an toàn
Kết luận
Bệnh rối loạn Lipid nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể con người. Hy vọng qua bài viết trên của Nesfaco đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh này cũng như một số cách kiểm soát Lipid máu tăng cao. Để có một sức khỏe tốt bạn cần có được lối sống khoa học. Nếu bạn còn bất cứ thắc nào nào liên quan tới Lipid máu hãy truy cập ngay benhmomau.com.vn để được giải đáp.
Thông tin về SORION

CÔNG DỤNG:
- Chống viêm, giảm mẩn ngứa
- Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở người bị sẹo
- Dưỡng ẩm, sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương
GIÁ BÁN
- GIÁ BÁN: 310.000Đ/ TUÝP(Dùng được khoảng 1 tháng)
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người bị sẹo lồi và phì đại, viêm da cơ địa, chàm, eczema, vảy nến, tổ đỉa, ngứa, nổi mẩn...
Đặc biệt, Sodermix không chứa Corticoid nên hoàn toàn có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.